KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRONG TRƯỜNG HỌC
Thực hiện công văn số 190 ngày 12/4/2023 của phòng giáo dục và đào tạo quận Cầu Giấy về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và tiêm vacxin phòng chống covid 19
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường
Trường Mầm non Alaska xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường như sau :
I. MỤC TIÊU:
1. Tuyên truyền tới CBGVNV, cha mẹ học sinh và học sinh về dịch covid 19 quay trở lại và thực hiện hiệu quả 3 trụ cột phòng chống dịch ( xét nghiệm, cách ly, điều trị) công thức 2K( khẩu trang, khử khuẩn) +vacxin+ thuốc + điều trị+Công nghệ + ý thức cán bộ, giáo viên nhân viên, học sinh và các biện pháp khác, thực hiện tốt việc khôi phục các hoạt động dạy học góp phần ổn định , phát triển kinh tế, xã hội
2.Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của CBGVNV, cha mẹ học sinh và học sinh trong nhà trường về công tác phòng, chống bệnh covid 19 nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
3. Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với diễn biến của dịch nếu xảy ra tại trường.
4. Chủ động báo cáo kịp thời với cấp trên để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, phòng, chống dịch trong nhà trường.
II. Nội dung cụ thể :
1.Công tác tổ chức chỉ đạo :
– Thành lập và kiện toàn BCĐ phòng chống dịch trong nhà trường để chủ động phối hợp trong công tác phòng chống dịch bệnh.
– Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh và triển khai tới từng bộ phận trong nhà trường.
– Triển khai thực hiện kế hoạch đến 100% CBGVNV, cha mẹ học sinh và học sinh trong nhà trường.
+ Mua bổ sung trang thiết bị y dụng cụ: hóa chất sát khuẩn thông thường và CloraminB, nhiệt kế, găng tay, khẩu trang, nước muối sinh lý 0,9%…
+ Chuẩn bị phòng cách ly
– Kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, họp ban chỉ đạo hàng tuần, đánh giá và triển khai các công việc tiếp theo.
2. Công tác tuyên truyền và tập huấn:
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tới CBGVNV, CMHS và học sinh trong toàn trường.
– Tuyên truyền vận động tiêm vac xin covid 19 nhắc lại cho cán bộ giáo viên nhân viên và mũi 1,2 ,3 cho các đối tượng học sinh từ 5 đến 12 tuổi .
– Đa dạng hóa công tác tuyên truyền với nhiều hình thức như: thông qua tờ rơi, tranh ảnh, xem clip về cách phòng chống dịch trong giờ học hoặc giờ sinh hoạt tập thể, trao đổi phụ huynh hằng ngày qua hoạt động đón trả học sinh; tổ chức tuyên truyền cho cán bộ giáo viên nhà trường và phụ huynh học sinh thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn và họp phụ huynh…về các bệnh dịch covid19, sốt xuất huyết, cúm A.B, tay chân miệng.
– Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do trung tâm y tế và PGD phối hợp tổ chức về cách phòng chống dịch bệnh
– Triển khai các văn bản pháp quy về công tác phòng chống dịch tới các giáo viên, cán bộ trong trường.
3. Công tác giám sát, xử lý dịch:
– Thường xuyên giám sát công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân học sinh ,quản lý số học sinh ốm nghỉ nhằm phát hiện sớm ca bệnh, đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến của bệnh dịch, không để dịch lan rộng.
– Huy động sự tham gia của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh…trong công tác phòng, chống dịch: Đeo khẩu trang, khử khuẩn, cách ly, không tụ tập nơi đông người…
– Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên các kênh thông tin đại chúng, y tế địa phương để chủ động kết hợp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch
– Tăng cường công tác kiểm tra ATTP để bảo sức khỏe cho học sinh
4. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường:
– Duy trì, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân hàng ngày như: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau mỗi giờ ra chơi. xúc miệng nước muối sau khi ăn.Thực hiện ăn chín uống sôi; không tiếp xúc với động vật và chất thải của động vật; Hạn chế đến nơi bán đồ tươi sống, nơi tụ tập đông người; hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; phải đeo khẩu trang đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng bằng nước sát khuẩn để phòng bệnh viêm phổi; cần che miệng khi ho, hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp…
– Chú trọng công tác vệ sinh môi trường, thông thoáng phòng học, phối hợp với chính quyền địa phương và y tế phường tổ chức phun hóa chất vệ sinh môi trường khử khuẩn vào thời gian học sinh nghỉ.
– Thực hiện nghiêm túc quy chế vệ sinh theo quy định.
– Đảm bảo vệ sinh môi trường luôn xanh- sạch- đẹp, sân trường không có nước đọng, cống rãnh kín. Lớp học, phòng học luôn thông thoáng, nhà vệ sinh khô ráo, sạch sẽ.
– Thường xuyên mở cửa sổ cửa chính để ánh nắng chiếu vào đảm bảo không khí thoáng cho nhà, phòng học, nơi làm việc.
– Vệ sinh toàn trường vào thứ 6 hàng tuần.
– Giặt hấp khăn mặt, đánh rửa luộc cốc hàng ngày theo quy định
– Lau bàn ghế, đồ chơi, tay nắm cửa hàng ngày, tuần 1lần lau, ngâm đồ chơi bằng Zaven hoặc nước tẩy rửa thông thường..
5. Tình huống khi có dịch:
– Báo cáo lên cơ quan cấp trên về trường hợp mắc bệnh
– Xác định và cách ly khi cần thiết.
– Phối hợp với y tế phường sát khuẩn bằng clotaminB ( môi trường lớp học và đồ dùng đồ chơi ) hàng ngày
– Chuẩn bị phòng cách ly với đầy đủ các phương tiện cần thiết.
– Tăng cường rửa tay xà phòng .
– Vệ sinh cá nhân, súc miệng, họng bằng nước muối hàng ngày (mỗi lớp có 1 bình chứa nước muối).
– Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra, không giao lưu giữa các lớp.
– Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi phải tiếp xúc với người bị bệnh hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 2m.
6. Phân công trách nhiệm:
a. Trưởng ban chỉ đạo:
– Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch của nhà trường (mỗi HS và GV có khẩu trang, dự kiến phương án có phòng cách ly)
– Họp ban chỉ đạo định kỳ 1 tháng 1 lần.Khi có dịch phải thông tin thường xuyên theo yêu cầu của các cấp.
– Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch trong nhà trường. Báo cáo thường xuyên và khẩn cấp cho các cơ quan y tế và cơ quan quản lý cấp trên về tình hình phòng chống dịch tại trường.
– Trực ban: Khi có dịch, ban chỉ đạo cắt cử người trực theo dõi, ứng phó kịp thời.
– Đánh giá rút kinh nghiệm, chuẩn bị các điều kiện ứng phó với dịch.
– Phân công cán bộ theo dõi các tin tức cảnh báo về tình hình dịch bệnh.
b. Phó ban chỉ đạo :
– Phối hợp với nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh.
– Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của các bộ phận và báo cáo thường xuyên, định kỳ với trưởng ban chỉ đạo.
– Phối hợp tốt khi có dịch xảy ra, chỉ đạo các lớp thực hiện các lớp phòng dịch theo yêu cầu của ban chỉ đạo.
c.Y tế :
– Dự trù mua bổ sung thuốc và các dụng cụ y tế thiết yếu đảm bảo đủ cơ số khi có dịch xảy ra.
– Kiểm tra việc pha nước muối và đôn đốc học sinh súc miệng nước muối.
– Bổ sung xà phòng rửa tay, nước sát khuẩn cho 100% CNGV – NV (phòng dịch )
– Theo dõi trẻ nghỉ ốm hằng ngày (có bất thường báo cáo ban chỉ đạo)
– Kiểm tra vệ sinh các lớp hằng ngày theo quy định của ban chỉ đạo
– Kiểm tra việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trước khi vào lớp, sau giờ học ở các lớp
– Tìm tài liệu tuyên truyền cho các lớp về cách phòng chống dịch bệnh .
– Theo dõi, xử lý các trường hợp mắc bệnh và báo cho gia định học sinh đưa con em đi khám kịp thời.
– Thực hiện báo cáo theo quy định
d. Giáo viên :
– Tuyên truyền tới học sinh và phụ huynh về cách phòng, chống dịch bệnh .
– Hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà theo 6 bước .
– Giáo viên và học sinh : Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch, thường xuyên rửa tay xà phòng, hạn chế đưa tay lên mũi, miệng và dụi mắt. Xúc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất là che bằng khăn vải hoặc khăn giấy sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn .
– Quan tâm tới tình trạng sức khỏe học sinh khi tiếp nhận học sinh tới lớp (sốt, ho, mệt mỏi, ….) nếu có biểu hiện nhiễm bệnh thì thông báo cho gia đình đưa trẻ đi khám, tránh tiếp xúc với học sinh khác để ngăn chặn lây nhiễm .
– Tăng cường công tác vệ sinh cuối ngày và vệ sinh toàn trường vào cuối tuần
– Rửa cốc hàng ngày và luộc sôi, mỗi học sinh 1 cốc uống nước có dấu riêng.
e. Các thành viên khác :
* Bếp: Nấu ăn đúng quy trình bếp 1 chiều, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
– Đảm bảo cho học sinh ăn uống ấm.
– Pha đủ nước muối hàng ngày cho học sinh.
* Kế toán: Đảm bảo tài chính, mua trang thiết bị thuốc, hóa chất và dụng cụ theo yêu cầu của ban chỉ đạo phòng chống dịch, và kinh phí can thiệp khác khi có dịch bệnh xảy ra trong nhà trường
*Phụ huynh: Có trách nhiệm thực hiện các quy định của nhà trường, phối hợp tốt với nhà trường khi có dịch bệnh xảy ra . Theo dõi sức khỏe con mình hằng ngày để phát hiện triệu chứng bệnh. Nếu có biểu hiện sốt, ho đau họng, sổ mũi đau đầu, khó thở thì thông báo cho nhà trường, cơ quan y tế trường học hoặc địa phương để tư vấn khám.
* Bảo vệ kết hợp với trực ban : Khi có dịch, ban chỉ đạo cắt cử người trực theo dõi, ứng phó kịp thời.
– Thực hiện việc tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch cho gia đình và cộng đồng.
– Tích cực tham gia phòng chống dịch khi được nhà trường phát động phong trào.
Trên đây là kế hoạch tăng cường phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm đang lưu hành của trường Mầm non Alaska.
BAN GIÁM HIỆU
ALASKA ACADEMY – CHÀO ĐÓN KHÁCH PHƯƠNG XA & NHỮNG CÂU CHUYỆN LẠ❤️
Th5
Đại diện Nhà xuất bản McGraw Hill làm việc với Alaska Academy
Th5
Alaska Academy tổ chức cho học sinh khám phá công trình đạt Giải Vàng kiến trúc Quốc gia
Th5
Alaska Academy-Khoảnh khắc ý nghĩa của học sinh khối 5 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám
Th5
VÌ SAO CẦN HỌC TIỀN TIỂU HỌC?
Th5
TRƯỜNG MẦM NON ALASKA TUYỂN SINH CHƯƠNG TRÌNH TIỀN TIỂU HỌC DÀNH CHO LỨA TUỔI 2018 – KHAI GIẢNG THÁNG 6/2023
Th5
TRƯỜNG MẦM NON ALASKA TUYỂN SINH MẦM NON DÀNH CHO LỨA TUỔI 2019, 2020, 2021
Th5
Học sinh Alaska sẽ được học về quản lý tài chính
Th5